“Omni channel marketing là gì? Làm sao để áp dụng vào kinh doanh hiệu quả?” – Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang trăn trở, đặc biệt là trong thời đại mà khách hàng có vô vàn lựa chọn như hiện nay. Vậy làm thế nào để xây dựng một chiến lược “đa kênh” hiệu quả và đón đầu những xu hướng Omni channel marketing trong năm 2025. Hãy cùng Phần mềm quản lý chat đa kênh khám phá ngay!
Mục lục
ToggleI. Omni channel marketing là gì?
Omni Channel Marketing thực chất là một chiến lược tiếp thị kinh doanh trên nhiều kênh một lúc, tuy nhiên không chỉ đơn thuần là tiếp thị trên nhiều kênh, mà còn là sự kết hợp và đồng bộ hóa tất cả các kênh đó để mang đến cho khách hàng một trải nghiệm liền mạch, nhất quán. Để dễ hình dung hơn, hãy cùng phân tích 3 yếu tố cốt lõi của omni channel marketing:
1. Kinh doanh đa kênh
Yếu tố kinh doanh đa kênh là một yếu tố nền tảng của Omni Channel Marketing. Thay vì chỉ bán hàng tại cửa hàng truyền thống, doanh nghiệp sẽ mở rộng phạm vi truyền thông trên nhiều kênh khác nhau như:
- Website
- Ứng dụng di động
- Mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok…)
- Sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki…)
- Email marketing
………..
Truyền thông và kinh doanh trên đa kênh để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu.
2. Tiếp thị đa điểm chạm
Omni channel marketing không chỉ là việc bán hàng đa kênh, mà còn là việc xây dựng một hành trình khách hàng liền mạch trên tất cả các kênh đó. Mỗi khi khách hàng tương tác với thương hiệu của doanh nghiệp khách hàng cần nhận được một thông điệp đồng nhất trên các kênh cũng như ở cửa hàng trực tiếp và một trải nghiệm được cá nhân hóa.
Ví dụ: Khách hàng xem một sản phẩm trên website, sau đó thêm vào giỏ hàng nhưng chưa mua. Khi họ ghé thăm cửa hàng, nhân viên có thể biết được lịch sử mua sắm của họ và tư vấn sản phẩm phù hợp.
3. Quản lý tập trung
Để đảm bảo sự liền mạch và nhất quán trên tất cả các kênh, doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý tập trung. Hệ thống này giúp đồng bộ hóa dữ liệu khách hàng, thông tin sản phẩm, và các hoạt động marketing trên tất cả các kênh.
Một trong những công cụ quản lý tập trung đa kênh được đại đa phần doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam tin tưởng và sử dụng không thể không nhắc đến Phần mềm quản lý chat đa kênh Upviral. Đây là một giải pháp tuyệt vời và tối ưu nhất để kết nối khách hàng và doanh nghiệp trên đa nền tảng kinh doanh. Phần mềm quản lý chat đa kênh Upviral hỗ trợ doanh nghiệp:
- Quản lý tập trung: Gom tin nhắn đa kênh về một nơi, dễ dàng theo dõi.
- Phân loại thông minh: Gắn nhãn tự động, ưu tiên xử lý yêu cầu quan trọng.
- Tiết kiệm thời gian: Trả lời nhanh, tự động, giảm 90% thời gian phản hồi.
- Tăng hiệu suất: Tối ưu chăm sóc khách hàng, tăng 200% hiệu quả công việc.
Nhờ bộ tính năng vượt trội mà phần mềm quản lý chat đa kênh Upviral được trang bị:
II. Lợi ích của mô hình Omni Channel Marketing là gì?
Có rất nhiều người thắc mắc tại sao nhiều doanh nghiệp ngoài kia lại đổ xô áp dụng mô hình omni channel marketing vào chiến lược kinh doanh. Thực ra, mô hình này mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời đại số như:
- Tăng trải nghiệm khách hàng: Khách hàng sẽ vô cùng ấn tượng khi có thể mua sắm và tương tác với thương hiệu ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, tạo cảm giác thoải mái và hài lòng cho khách hàng.
- Tăng doanh số bán hàng: Khi có mặt ở nhiều kênh khác nhau, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
- Nâng cao độ nhận diện thương hiệu: Khi triển khai trên nhiều kênh một cách đồng bộ khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết và ghi nhớ hơn.
- Hiểu rõ chân dung khách hàng: Omni channel marketing giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt.
- Tối ưu hoá chi phí marketing: Khi hiểu rõ khách hàng hơn, doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu marketing chính xác hơn từ đó tối ưu chi phí quảng cáo và ngân sách marketing.
IV. Các bước xây dựng hệ thống Omni Channel Marketing hiệu quả
Omni channel marketing nghe thì có vẻ rất phức tạp, nhưng thực ra bạn là doanh nghiệp lớn nhỏ hay thậm chí là cá nhân kinh doanh đơn lẻ cũng hoàn toàn có thể xây dựng một hệ thống hiệu quả nếu làm theo các bước sau:
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu và đối tượng khách hàng
Bước đầu tiên khi xây dựng hệ thống omni channel marketing là xác định rõ ràng mục tiêu và tìm hiểu rõ về nhân khẩu học, vẽ lên chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình để dễ dàng xây dựng chiến lược omni channel marketing phù hợp.
Bước 2: Chọn kênh bán hàng phù hợp
Không phải kênh nào cũng phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Bạn cần lựa chọn những kênh mà đối tượng khách hàng của bạn thường xuyên sử dụng. Quan trọng là doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả các kênh triển khai đều được kết nối và đồng bộ với nhau.
Ví dụ: Nếu bạn bán quần áo cho giới trẻ, bạn nên tập trung vào các kênh như Instagram, TikTok, Shopee…
Bước 3: Xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng liền mạch
Có thể nói đây là yếu tố then chốt để quyết định sự thành công của hệ thống omni channel marketing. Doanh nghiệp nên xây dựng cho khách hàng một quy trình trải nghiệm và mua hàng một cách đồng nhất trên tất cả các kênh.
Bước 4: Tích hợp và đồng bộ dữ liệu
Để xây dựng trải nghiệm khách hàng liền mạch, bạn cần tích hợp và đồng bộ dữ liệu từ tất cả các kênh để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hành vi và nhu cầu của khách hàng.
Bước 5: Đo lường và tối ưu hoá
Sau khi triển khai hệ thống omni channel marketing doanh nghiệp kinh doanh đa kênh cần thường xuyên đo lường và đánh giá hiệu quả. Sau đó doanh nghiệp có thể dựa trên kết quả đo lường, bạn có thể điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược của mình.
XEM THÊM:
- Seo onpage là gì? Kỹ thuật Seo Onpage TOP Google
- Các Cách Thực Hiện Chiến Lược Content Marketing LinkedIn Hiệu Quả
V. 8 Xu hướng kinh doanh Omni Channel Marketing mới nhất 2025
Năm 2025 đã tới và thế giới kinh doanh đã chứng kiến sự phát triển chóng mặt của các xu hướng kinh doanh Omni Channel Marketing nói chung và AI nói riêng. Nếu doanh nghiệp bạn muốn nắm bắt những xu hướng kinh doanh mới nhất và áp dụng thành công Omni Channel Marketing hãy theo dõi 8 xu hướng mới nhất năm 2025 để nâng cấp chiến lược kinh doanh của mình nhé!
1. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng AI
- AI (trí tuệ nhân tạo) đang trở thành “trợ thủ đắc lực” cho các doanh nghiệp trong việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
- Ví dụ, AI có thể phân tích dữ liệu khách hàng để đưa ra những gợi ý sản phẩm phù hợp, hoặc tự động trả lời tin nhắn của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.
- Nói chung, AI sẽ giúp bạn hiểu rõ khách hàng hơn, từ đó tạo ra những trải nghiệm cá nhân hoá cho từng khách hàng.
2. Tích hợp đa kênh với công nghệ thực tế ảo (AR/VR)
- AR/VR (thực tế ảo tăng cường/thực tế ảo) đang dần “xâm chiếm” lĩnh vực bán lẻ.
- Khách hàng có thể thử quần áo ảo, xem trước đồ nội thất trong nhà, hoặc tham quan cửa hàng ảo…
- Công nghệ này sẽ giúp tạo ra những trải nghiệm mua sắm độc đáo và thú vị, thu hút khách hàng.
3. Social Commerce phát triển mạnh
- Mạng xã hội không chỉ là nơi để giao lưu trò chuyện, mà còn là một kênh bán hàng cực kỳ tiềm năng.
- Khách hàng có thể mua sắm trực tiếp trên Facebook, Instagram, TikTok…
- Bạn nên tận dụng sức mạnh của social commerce để tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên và hiệu quả.
4. Tối ưu hóa dữ liệu khách hàng (CDP – Customer Data Platform)
- Dữ liệu khách hàng là “sự sống còn” của một doanh nghiệp.
- CDP (nền tảng dữ liệu khách hàng) giúp bạn thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu khách hàng một cách tập trung.
- Nhờ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt.
5. Mua sắm không tiếp xúc & Thanh toán đa dạng
- Sau đại dịch, xu hướng mua sắm không tiếp xúc ngày càng phổ biến.
- Khách hàng thích mua sắm trực tuyến, giao hàng tận nhà, và thanh toán không tiền mặt.
- Doanh nghiệp nên cung cấp nhiều hình thức thanh toán đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
6. Tích hợp giọng nói và tìm kiếm bằng giọng nói (Voice Search)
- Tìm kiếm bằng giọng nói đang dần thay thế tìm kiếm bằng văn bản.
- Khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng, hoặc tìm kiếm thông tin bằng giọng nói.
- Bạn nên tối ưu hóa website và nội dung của mình để phù hợp với tìm kiếm bằng giọng nói.
7. Marketing Automation – Tự động hóa tiếp thị
- Tự động hóa tiếp thị giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
- Bạn có thể tự động gửi email marketing, tin nhắn SMS, hoặc quảng cáo trên mạng xã hội.
- Công nghệ này giúp bạn tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và cá nhân hóa.
8. Trải nghiệm O2O (Online to Offline) liền mạch
- O2O (online to offline) là sự kết hợp giữa mua sắm trực tuyến và mua sắm tại cửa hàng.
- Khách hàng có thể xem sản phẩm trực tuyến, sau đó đến cửa hàng thử và mua hoặc mua hàng Online và đến của hàng nhận.
- Bạn nên tạo ra một trải nghiệm O2O liền mạch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kết Luận
Vậy là qua bài viết trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về “omni channel marketing là gì?” và những xu hướng “hot hit” nhất trong năm 2025 của omni channel marketing là gì. Hy vọng rằng, với những chia sẻ hữu ích trên bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng vào công việc kinh doanh của mình.