“So sánh bán hàng trên TikTok và Shopee” là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh online hiện nay rất quan tâm. Khi cả hai nền tảng này đều thu hút lượng người dùng đông đảo và mở ra vô vàn cơ hội kinh doanh online. Vậy nên kinh doanh trên TikTok hay Shopee? Hãy cùng Phần mềm quản lý chat đa kênh khám phá ngay!
Mục lục
ToggleI. Thị trường sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
Thị trường ngành thương mại điện tử tại Việt Nam ngày nay có rất nhiều biến động, chính vì vậy những tiềm năng thị trường kinh doanh trên các sần cũng có những thay đổi chóng mắt. Vậy trong năm 2025 tình hình thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trên TikTok và Shopee sẽ biến đổi như thế nào?
- Tăng trưởng mạnh mẽ: Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 20-25% mỗi năm. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt đến 49 tỷ USD vào năm 2025, tạo ra cơ hội lớn cho người bán hàng online.
- Lượng người dùng internet cao: Với khoảng 70% dân số sử dụng internet, Việt Nam đang có một nền tảng kỹ thuật số vững mạnh cho thương mại điện tử. Số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng gia tăng, giúp các nền tảng bán hàng có thể tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng lớn.
- Xu hướng mua sắm qua mạng xã hội: Không chỉ giới hạn ở các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada, xu hướng mua sắm trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, đang ngày càng phổ biến.
- Chính sách hỗ trợ từ nhà nước: Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích phát triển nền kinh tế số, bao gồm thương mại điện tử, với mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm ít nhất 30% GDP.
Đối với TikTok và Shopee tại thị trường Việt Nam thì sao?
- TikTok: TikTok hiện tại là nền tảng mạng xã hội video ngắn phát triển mạnh mẽ, TikTok đã và đang nhanh chóng trở thành nền tảng quảng bá sản phẩm mới mẻ, nhờ khả năng tạo ra các video ngắn hấp dẫn và nội dung viral, thu hút giới trẻ – nhóm người dùng thích khám phá và dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng.
- Shopee: Là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, Shopee tạo dựng được niềm tin với khách hàng nhờ hệ thống bán hàng và giao nhận chuyên nghiệp. Thị trường Shopee đa dạng, phù hợp với các ngành hàng từ thời trang, gia dụng đến công nghệ.
II. So sánh bán hàng trên TikTok và Shopee chi tiết
Hiện nay, TikTok và Shopee đều là hai nền tảng nổi bật và thu hút lượng lớn người kinh doanh online tại Việt Nam. Vậy đâu là sàn thương mại điện tử phù hợp với bạn để bắt đầu việc kinh doanh online hiệu quả? Cùng Upviral khám phá chi tiết so sánh bán hàng trên TikTok và Shopee qua những yếu tố dưới đây!
III. So sánh bán hàng trên TikTok và Shopee có những ưu và nhược điểm gì?
Khi lựa chọn nền tảng kinh doanh, nắm rõ ưu và nhược điểm của mỗi nền tảng là bước quan trọng giúp người bán xác định kênh phù hợp với sản phẩm và khách hàng mục tiêu của mình. Cùng so sánh bán hàng trên TikTok và Shopee có những ưu và nhược điểm gì nhé!
1. Ưu điểm
Dưới đây hãy cùng so sánh bán hàng trên TikTok và Shopee có những ưu điểm nổi bật nào của từng kênh bán hàng nhé.
1.1 TikTok
- Tiếp cận khách hàng nhanh chóng: Nội dung video ngắn giúp sản phẩm nhanh chóng tiếp cận đông đảo người xem, đặc biệt là giới trẻ.
- Tạo cảm xúc và thúc đẩy quyết định mua: Các video sinh động, hấp dẫn dễ tạo cảm giác thích thú, khuyến khích người xem đưa ra quyết định mua nhanh hơn.
- Quảng bá sáng tạo, dễ lan tỏa: Người bán có thể tận dụng âm nhạc, hiệu ứng và các xu hướng mới trên TikTok để tạo ra nội dung độc đáo, thu hút và dễ viral.
1.2 Shopee
- Hệ thống mua sắm và đánh giá hoàn chỉnh: Shopee có hệ thống lọc, đánh giá và phản hồi rõ ràng, giúp người mua an tâm khi chọn sản phẩm.
- Khả năng tìm kiếm tốt: Người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa, danh mục, hoặc các gợi ý dựa trên nhu cầu.
- Chính sách hỗ trợ người bán đa dạng: Shopee có chương trình hỗ trợ bán hàng, khuyến mãi, và các công cụ quảng cáo để người bán tối ưu hóa gian hàng của mình.
2. Nhược điểm
So sánh bán hàng trên TikTok và Shopee có những nhược điểm gì để có cái nhìn tổng quan nhất từ đó tìm ra một sàn thương mại điện tử phù hợp cho việc kinh doanh của bạn.
2.1 TikTok
- Chính sách bán hàng còn mới: TikTok Shop là nền tảng mới, chưa có nhiều quy định chặt chẽ, dễ phát sinh rủi ro trong quản lý chất lượng sản phẩm.
- Chi phí quảng cáo cao: Để nổi bật giữa nhiều người bán khác, các chủ shop có thể phải chi nhiều cho quảng cáo hoặc hợp tác với KOLs.
- Chưa phù hợp với mọi độ tuổi: Khách hàng chủ yếu là giới trẻ, nên sản phẩm không phù hợp cho đối tượng này sẽ khó bán.
2.2 Shopee
- Cạnh tranh cao: Shopee là sàn thương mại lớn, nên việc cạnh tranh về giá cả và chương trình khuyến mãi giữa các nhà bán hàng rất khốc liệt.
- Chiết khấu và phí thanh toán: Shopee thu phí chiết khấu cho mỗi giao dịch, cộng với các chi phí khác, làm giảm lợi nhuận của người bán.
- Quảng cáo cần đầu tư: Nếu muốn sản phẩm dễ dàng tiếp cận người mua, người bán cần đầu tư thêm cho Shopee Ads.
III. Người mới bắt đầu nền bán hàng trên TikTok hay Shopee?
Khi mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh online, việc chọn đúng nền tảng để khởi đầu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công ban đầu. TikTok và Shopee đều có ưu thế riêng, tùy theo sản phẩm và cách bạn muốn tiếp cận khách hàng mà sẽ có lựa chọn phù hợp. Dưới đây là những gợi ý để bạn dễ dàng đưa ra quyết định.
1. Bán hàng trên TikTok phù hợp với ai?
- Bạn hướng đến khách hàng trẻ: Nếu sản phẩm của bạn là các mặt hàng thời trang, làm đẹp, hoặc các sản phẩm sáng tạo hợp xu hướng giới trẻ, TikTok là một kênh đầy tiềm năng.
- Bạn có khả năng sáng tạo nội dung: TikTok đòi hỏi nội dung thu hút, sáng tạo. Nếu bạn tự tin tạo ra những video độc đáo và biết cách nắm bắt các xu hướng mới, đây là nơi lý tưởng để bạn tỏa sáng.
- Muốn xây dựng thương hiệu cá nhân nhanh chóng: Với TikTok, bạn có thể dễ dàng gây ấn tượng và xây dựng thương hiệu của mình nhờ vào các video ngắn, dễ tiếp cận, giúp khách hàng nhận diện bạn nhanh hơn.
2. Bán hàng trên Shopee phù hợp với ai?
- Bạn ưu tiên tính ổn định: Shopee là sàn thương mại lâu đời và có quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Đây là nơi bạn có thể duy trì doanh thu ổn định mà không cần phải đầu tư nhiều vào việc sản xuất nội dung.
- Sản phẩm đa dạng và có mức giá cạnh tranh: Shopee thích hợp cho những sản phẩm phổ thông, dễ mua bán, không cần quá nhiều yếu tố sáng tạo. Các mặt hàng tiêu dùng, gia dụng, thời trang giá trung bình thường được khách hàng tìm kiếm nhiều trên Shopee.
- Bạn muốn tiếp cận lượng khách hàng rộng hơn: Shopee có tệp khách hàng đa dạng và công cụ tìm kiếm mạnh, giúp sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng rộng, từ người trẻ đến người trung niên.
XEM THÊM:
- So Sánh TikTok Và Shopee: “Lính Mới” Nên Bán Hàng Trên TikTok Hay Shopee?
- Hướng Dẫn Cách Xem Doanh Số Bán Hàng Trên TikTok Từ A-Z
IV. Giải pháp tối ưu hoạt động bán hàng trên TikTok và Shopee hiệu quả
Để kinh doanh hiệu quả trên TikTok và Shopee, không chỉ cần hiểu rõ đặc điểm của từng nền tảng mà còn phải có giải pháp quản lý chuyên nghiệp, hỗ trợ tối đa cho hoạt động tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Hiện nay, phần mềm Upviral đang được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực, đặc biệt dành cho những doanh nghiệp bán hàng đa kênh. Cùng tìm hiểu cách Phần mềm quản lý chat đa kênh giúp tối ưu hoá hoạt động bán hàng nhé!
- Quản lý tin nhắn tập trung: Upviral cho phép bạn nhận và gửi tin nhắn từ nhiều kênh như Facebook, Shopee, Zalo OA và TikTok shop chỉ trong một giao diện duy nhất. Nhờ vậy, bạn có thể tiết kiệm thời gian và dễ dàng theo dõi tất cả các cuộc hội thoại với khách hàng mà không cần chuyển qua lại giữa các nền tảng.
- Phân loại và tự động hóa tin nhắn: Phần mềm hỗ trợ phân loại tin nhắn, tự động chuyển tiếp tin nhắn đến nhân viên phù hợp, giúp nâng cao tốc độ phản hồi và giảm thiểu sai sót trong quá trình giao tiếp với khách hàng.
- Mẫu câu trả lời tự động: Upviral cung cấp tính năng tạo sẵn các mẫu câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn mang lại trải nghiệm chuyên nghiệp, nhất quán cho khách hàng.
- Phân tích và báo cáo chi tiết: Upviral cung cấp các báo cáo phân tích chi tiết về hiệu suất giao tiếp, giúp bạn hiểu rõ tình hình kinh doanh và có thể đưa ra quyết định kịp thời, chính xác.
- Hỗ trợ đa nền tảng: Không chỉ hỗ trợ TikTok, phần mềm còn kết nối và quản lý nhiều kênh giao tiếp khác nhau, như Fanpage, Shopee và Zalo OA, cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng từ nhiều nguồn.
- Chức năng nhắc nhở và theo dõi: Với tính năng nhắc nhở, Upviral đảm bảo rằng không có tin nhắn nào bị bỏ sót và nhân viên có thể theo dõi tiến độ công việc một cách hiệu quả.
Kết Luận
Hy vọng với những so sánh bán hàng trên TikTok và Shopee trong bài viết trên, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về ưu, nhược điểm của từng nền tảng. Mỗi kênh đều mang lại giá trị riêng, tuỳ vào mô hình và đối tượng khách hàng mà bạn có thể chọn lựa TikTok để tăng tính tương tác, sáng tạo, hoặc Shopee để hưởng lợi từ hệ sinh thái bán hàng bài bản. Chúc bạn kinh doanh online thành công!